Chuyển đến nội dung trang

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Ợ nóng và ợ trớ là những triệu chứng thường gặp nhất khi bạn bị trào ngược dạ dày thực quản.1 Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi bạn thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc điều trị trào ngược dạ dày không kê đơn như thuốc alginate, thuốc kháng axit hoặc thuốc kết hợp cả 2 loại trên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có những triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh trào ngược phức tạp và cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. 2

Trào ngược dạ dày mức độ nào thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ?

Dược sĩ thường là nhân viên y tế đầu tiên bạn nhờ tư vấn khi có những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. 3 Bạn cần trao đổi kỹ với dược sĩ về các triệu chứng của mình để có thể xác định được bạn có đang phải trải qua những dấu hiệu cảnh báo hay không.

Nếu bạn đang có một hoặc nhiều triệu chứng cảnh báo, hoặc bạn trên 50 tuổi với chứng khó tiêu dai dẳng mới mắc phải gần đây, thì bạn cần phải được nội soi thực quản. 4,5 Đây là phương pháp giúp xác định xem bạn có dấu hiệu viêm thực quản hoặc các biến chứng khác của trào ngược dạ dày hay không. 5,6

Những triệu chứng trào ngược dạ dày nào được xem là dấu hiệu cảnh báo?

Những dấu hiệu cảnh báo của trào ngược dạ dày thực quản cho biết bạn cần phải thăm khám bác sĩ bao gồm: 4,5,7

  • Khó nuốt
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Có khối u vùng bụng
  • Nôn
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thiếu máu

Thông tin trong bài viết không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn điều trị cho các hoàn cảnh hoặc nhu cầu cá nhân.

Tài liệu tham khảo:

  1. Kahrilas. Cleveland Clinic J Med. 2003;70(Suppl 5):S4–S19.
  2. Smith. Am Fam Physician.2005;71(12):2376-2382.
  3. Tytgat et al. Aliment Pharmacol Ther2008;27(3):249–256
  4. Veldhuyzen van Zanten et al. Can J Gastroenterol2005;19(5):285–303.
  5. Basu. Prescriber 2012;23(15–16):19–28.
  6. Gastroesophageal reflux disease (GERD).
  7. Kahrilas et al. Gastroenterology 2008 Oct;135(4):1383–1391.

Bài viết đã đăng 1 tháng 1, 2021

Tên thuốc: Gaviscon Dual Action

Chỉ định: Điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như ợ nóng khó tiêu và ợ chua liên quan đến sự trào ngược như sau bữa ăn, hoặc trong khi mang thai, hoặc các triệu chứng dư acid dạ dày.

Đặc tính dược lực học: thuốc kết hợp 2 chất kháng acid (calci carbonat, natri carbonat) và alginate.

Sau khi uống, thuốc phản ứng nhanh với acid dạ dày tạo thành một lớp gel acid alginic có pH gần trung tính và lơ lửng phía trên các chất trong dạ dày làm cản trở một cách hiệu quả sự trào ngược dạ dày - thực quản (cho đến 4h). Trong các trường hợp nặng, lớp gel có thể tự trào ngược vào thực quản, hơn là các chất trong dạ dày và tạo tác dụng làm dịu. Calci carbonat trung hòa acid dạ dày để làm dịu nhanh chóng chứng khó tiêu và ợ nóng. Tác động này được tăng lên với sự hiện diện của natri bicarbonate, chất này cũng có tác dụng trung hòa

Liều dùng, cách dùng:

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, 1-2 gói; 4 lần/ ngày (sau bữa ăn và lúc đi ngủ)

Trẻ em dưới 12 tuổi: chỉ dùng theo lời khuyên của bác sĩ

Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều đối với nhóm tuổi này

Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bao gồm các ester của hydroxybenzoat (parabens)

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.