Chuyển đến nội dung trang

Theo ước tính, có đến 30-50% phụ nữ gặp phải ợ nóng khi mang thai. 2 Mặc dù phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên các triệu chứng thường phổ biến hơn từ tuần thứ 27 trở đi1.

Ợ nóng khi mang thai

Nguyên nhân gây khó tiêu và ợ nóng khi mang thai 1,3

Phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp phải triệu chứng ợ nóng và khó tiêu là do:

  • Thay đổi hoóc-môn: 1) làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, gây cảm giác khó tiêu và đầy hơi; 2) làm các cơ vòng thả lỏng, khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Phát triển của thai nhi: thai nhi lớn lên tạo áp lực lên dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng trào ngược axit.

Phụ nữ có thể dễ gặp các triệu chứng ợ nóng và khó tiêu hơn trong thời kỳ mang thai nếu:

  • Đã có các triệu chứng trước khi mang thai.
  • Đã mang thai trước đó.
  • Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ.

Dấu hiệu và triệu chứng của ợ nóng và khó tiêu khi mang thai là gì? 1

Các triệu chứng của ợ nóng và khó tiêu khi mang thai có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau và nóng rát ở ngực.
  • Cảm giác no và đầy hơi.
  • Ợ trớ

Các thói quen giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng và khó tiêu khi mang thai 1

Có nhiều cách giảm ợ nóng cho bà bầu, trong đó thay đổi chế độ ăn và lối sống phần nào giúp kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt các triệu chứng nhẹ:

Thay đổi thói quen ăn uống giúp cải thiện chứng ợ nóng khó tiêu khi mang thai

  • Không nên ăn quá no.
  • Chia 3 bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không nên ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế thức uống có caffein, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ.

Thay đổi tư thế giúp giảm chứng ợ nóng khó tiêu khi mang thai

  • Ngồi thẳng lưng khi ăn: giúp làm giảm áp lực lên dạ dày.
  • Kê đầu cao khi ngủ: ngăn axit trào ngược khi ngủ.

Ngừng hút thuốc lá và uống rượu bia

  • Thuốc lá và rượu bia là các tác nhân có thể gây ợ nóng và khó tiêu, hơn nữa còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Nếu những thay đổi về chế độ ăn và lối sống vẫn không giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể đến gặp bác sỹ, dược sỹ để được tư vấn thuốc không kê đơn giúp kiểm soát ợ nóng và khó tiêu trong thai kỳ nhưng vẫn an toàn với thai kỳ. Lưu ý luôn tham khảo ý kiến dược sỹ và bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nên thăm khám bác sỹ khi nào? 1,4

Bạn nên đến thăm khám bác sỹ khi:

  • Bạn cần sự giúp đỡ để cải thiện các triệu chứng.
  • Thay đổi chế độ ăn và lối sống không giúp cải thiện các triệu chứng.
  • Bạn có triệu chứng ợ nóng kéo dài ≥3 tuần.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Theo báo SK ĐS

Thông tin trong bài viết không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn điều trị cho các hoàn cảnh hoặc nhu cầu cá nhân.

Tài liệu tham khảo:

  1. NHS. Indigestion and heartburn in pregnancy. Accessed Jul 17, 2020.
  2. Richter JE. Aliment Pharmacol Ther. 2005;22(9):749-57.
  3. Office on Women’s Health. Body changes and discomforts. Accessed Jul 17, 2020.
  4. NHS. Heartburn and acid reflux. Accessed Jul 17, 2020.

Bài viết đã đăng 1 tháng 1, 2021

Tên thuốc: Gaviscon Dual Action

Chỉ định: Điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như ợ nóng khó tiêu và ợ chua liên quan đến sự trào ngược như sau bữa ăn, hoặc trong khi mang thai, hoặc các triệu chứng dư acid dạ dày.

Đặc tính dược lực học: thuốc kết hợp 2 chất kháng acid (calci carbonat, natri carbonat) và alginate.

Sau khi uống, thuốc phản ứng nhanh với acid dạ dày tạo thành một lớp gel acid alginic có pH gần trung tính và lơ lửng phía trên các chất trong dạ dày làm cản trở một cách hiệu quả sự trào ngược dạ dày - thực quản (cho đến 4h). Trong các trường hợp nặng, lớp gel có thể tự trào ngược vào thực quản, hơn là các chất trong dạ dày và tạo tác dụng làm dịu. Calci carbonat trung hòa acid dạ dày để làm dịu nhanh chóng chứng khó tiêu và ợ nóng. Tác động này được tăng lên với sự hiện diện của natri bicarbonate, chất này cũng có tác dụng trung hòa

Liều dùng, cách dùng:

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, 1-2 gói; 4 lần/ ngày (sau bữa ăn và lúc đi ngủ)

Trẻ em dưới 12 tuổi: chỉ dùng theo lời khuyên của bác sĩ

Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều đối với nhóm tuổi này

Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bao gồm các ester của hydroxybenzoat (parabens)

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.